Nghệ sĩ Thành Lộc: Nghe tin anh Việt Anh đoạt giải, tôi ức lắm, ức vì mình bị thiệt thòi

0
7089

“Nghe tin Việt Anh đoạt giải tôi ức lắm, rất ức. Trời ơi, vai tôi cũng là vai chính mà không đoạt được cái giải này, tôi ức quá” – nghệ sĩ Thành Lộc chia sẻ.

Vừa qua, tại phần tiếp theo chương trình Duyên phận, nghệ sĩ ưu tú Thành Lộc đã hé lộ tên gọi của 6 anh chị em trong gia đình mình và bộc lộ một chuyện ấm ức trong nghề.

Nhà tôi có 6 anh chị em, đều được đặt tên theo vần L, gồm Bạch Liên, Bạch Lê, Bạch Lựu, Bạch Lý, Bạch Long, Thành Lộc

Tôi xuất thân là con nhà nòi. Trong nhà tôi có 6 anh chị em, đều được đặt tên theo vần L, gồm Bạch Liên, Bạch Lê, Bạch Lựu, Bạch Lý, Bạch Long, Thành Lộc.

Trong đó, các chị em đều là tên thật, chỉ có Bạch Long là nghệ danh, chứ tên thật là Thành Tùng, còn tôi là Thành Lộc, lấy theo tên bố là Thành Tôn.

Nghệ sĩ Thành Lộc: Nghe tin anh Việt Anh đoạt giải, tôi ức lắm, ức vì mình bị thiệt thòi - Ảnh 1.

Nghệ sĩ Thành Lộc (bên phải) ngồi cạnh anh trai Bạch Long và cha mẹ.

Anh Bạch Long lấy nghệ danh đó để đi theo vần L của các chị rồi đi chung một đoàn cải lương, tuồng cổ của gia đình.

Nhà tôi vốn có truyền thống cải lương, hát tuồng, hát bội, nhưng chị Bạch Lý lại rẽ sang con đường tân nhạc, là một tay trống nổi tiếng trong ban nhạc Rạng Đông khá nổi tiếng, trong đó có Cẩm Vân.

Riêng tôi lại chọn đi theo con đường kịch nói vì thấy nó hợp thời đại, phản ánh được mọi vấn đề của xã hội. Tôi học bài bản tại trường Sân khấu rồi ra làm việc tại sân khấu 5B, thành công qua nhiều vở diễn đầu đời như Lôi Vũ, Dạ cổ hoài lang.

Trong đó, vở Dạ cổ hoài lang đã đưa tên tuổi tôi đến với khán giả và được khắp từ nam ra bắc yêu thích vì phản ánh đúng tâm trạng, xã hội lúc bấy giờ. Tôi diễn ở Sài Gòn đoạt giải tư rồi đi diễn một tháng khắp miền Trung, miền Bắc.

Nghe tin Việt Anh đoạt giải tôi ức lắm, rất ức

Sau đó, một thời gian tôi phải bay ra Hà Nội thắp hương cho cụ Đình Nghi khi hay tin cụ mất nên không diễn được, nhưng vở Dạ cổ hoài lang vẫn tiếp tục được diễn và anh Lê Hữu Cầu thay thế tôi (vai chính), diễn cùng anh Việt Anh (vai thứ)

Năm đó tôi nhớ giải Mai Vàng có trao giải Nam nghệ sĩ xuất sắc nhất và anh Việt Anh được. Cả một năm.

Nghe tin Việt Anh đoạt giải tôi ức lắm, rất ức. Trời ơi, vai tôi cũng là vai chính mà không đoạt được cái giải này, tôi ức quá.

Nghệ sĩ Thành Lộc: Nghe tin anh Việt Anh đoạt giải, tôi ức lắm, ức vì mình bị thiệt thòi - Ảnh 3.

Nghệ sĩ Thành Lộc diễn Dạ cổ hoài lang cùng nghệ sĩ Việt Anh.

Nhưng nói vậy thôi chứ thực ra anh Việt Anh đoạt giải này là quá xứng đáng. Tuy anh Việt Anh vào vai thứ nhưng nếu không có vai của anh ấy thì vai của tôi không thể hay được. Bởi vậy nên khi anh Việt Anh được trao giải thưởng đó, tôi không dám so kè gì với anh ấy hết.

Nhưng tôi ức vì cảm thấy mình bị thiệt thòi, không hiểu sao tôi cũng đóng vai chính mà không được giải thưởng nào về diễn viên. Suốt từ đó về sau tôi cũng không đoạt giải thưởng nào cho vai diễn này hết.

Vì thế nên tôi mới nói, trong nghệ thuật mọi thứ đều là duyên phận. Tuy nhiên, cũng nhờ vai diễn trong Dạ cổ hoài lang này mà tôi có được cú hích đẩy tôi lên được nghệ sĩ ưu tú. Sau đó, vì một số lý do, tôi tách ra thành lập sân khấu kịch Idecaf.

Theo Soha

Thành Lộc bật khóc: Tôi hối hận vì xung đột, làm ba mình tổn thương

“Tôi nhớ như in nét mặt ba mình bị tổn thương bởi mình và diễn lại. Trong nét diễn đó là lòng hối hận của tôi với ba” – nghệ sĩ Thành Lộc chia sẻ.

Vừa qua, tại phần tiếp theo chương trình Duyên phận, nghệ sĩ ưu tú Thành Lộc đã bật khóc nhớ lại vai diễn trong vở kịch Dạ cổ hoài lang gắn liền với tên tuổi của ông.

Sau khi đọc xong kịch bản, tôi lắc đầu

Trong sự nghiệp của tôi, vở diễn thành công nhất là Lôi Vũ, thực hiện khi tôi mới ra trường. Tiếp nối thành công đó là vở Dạ cổ hoài lang, cũng gắn liền với tên tuổi tôi, khiến khán giả mê mẩn.

Vở diễn này thực sự nặng ký với tôi. Lúc đó, tôi tham gia một trại sáng tác của Hội sân khấu thành phố và được giải tư. Lúc Công Ninh phát tiền thưởng cho tôi, tôi hỏi “vở này đoạt giải mấy thế mày”. Công Ninh bảo được giải tư xong tôi cũng phải công nhận.

Thành Lộc bật khóc: Tôi hối hận vì xung đột, làm ba mình tổn thương - Ảnh 1.

Nghệ sĩ Thành Lộc trong vở Dạ cổ hoài lang

Tôi biết trước kiểu gì vở diễn này cũng được giải vì thời điểm ấy, bất cứ gia đình nào ở Việt Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng cũng đều phải chịu sự chia ly, đó là lịch sử. Vở diễn này chạm tới một vấn đề nóng lúc đó nên chạm vào trái tim khán giả.

Nhắc tới vở kịch này, tôi lại nhớ tác giả là Thanh Hòa, người luôn trăn trở với mọi sự thay đổi của xã hội từng ngày, từng giờ nên mới viết ra. Nội dung vở kịch viết về nỗi cô đơn của người già Việt Nam trên đất Mỹ.

Kết thúc vở kịch là cảnh ông già lên cơn đột quỵ sau khi xung đột với cô cháu gái. Trong lúc đó, một vị bác sĩ người Mỹ chạy tới xem xét và ông già trút hơi thở cuối cùng trên tay người bác sĩ đó.

Sau khi đọc xong kịch bản, tôi lắc đầu nói ngay với Việt Anh và Công Ninh rằng đây là xung đột của người Việt trên đất Mỹ, là câu chuyện của người Việt nên không thể cho một người Mỹ vào hóa giải được, phải đổi bối cảnh.

Phải đưa câu chuyện lên thiên đường, diễn tiếp cảnh ông già đã chết rồi được lên thiên đường để thấy được đây là câu chuyện của mọi người Việt xa xứ.

Việt Anh nghe xong mới bảo tôi và Công Ninh lên sân khấu diễn thử luôn để thu băng lại, cảnh nào hay sẽ chắp bút viết thêm vào kịch bản.

Thành Lộc bật khóc: Tôi hối hận vì xung đột, làm ba mình tổn thương - Ảnh 3.

Trong lúc xung đột, tôi đã làm ba mình bị tổn thương, tôi hối hận vì đã làm vậy với ba

Đến giờ tôi mới nói, tôi tâm huyết như vậy với vở kịch này vì hình tượng ông già trong đó thực sự là hình ảnh ba tôi. Tôi diễn vai ông già tốt đến vậy vì lặp lại lời ăn tiếng nói, cách đi đứng của ba tôi hết.

Tôi nhớ, có một khoảng thời gian tôi mới học xong trường Sân khấu nên như con ngựa non háu đá, hào hứng với những kiến thức mới mẻ mình học được trong hệ thống kiến thức từ trường Sân khấu ra.

Tôi về nhà luôn luôn có những tranh luận với ba. Ba tôi lại là nghệ sĩ hát bội, thuộc một thế hệ đi trước, có bề dày kinh nghiệm nhưng lại cũ. Giữa cái cũ và cái mới thường xuyên xung đột với nhau.

Trong lúc xung đột, tôi đã làm ba mình bị tổn thương, tôi hối hận vì đã làm vậy với ba.

Thành Lộc bật khóc: Tôi hối hận vì xung đột, làm ba mình tổn thương - Ảnh 4.

Thành Lộc và Hữu Châu trong vở Dạ cổ hoài lang

Bởi vậy, cảnh ông già xung đột với cô cháu gái thực sự khiến tôi xúc động. Tôi nhớ như in nét mặt ba mình bị tổn thương bởi mình và diễn lại. Trong nét diễn đó là lòng hối hận của tôi với ba.

Vở diễn đó thành công vang dội, làm khán giả bật khóc nhiều y như người ta khóc khi xem Lá sầu riêng của chị Kim Cương. Tôi lưu diễn suốt một tháng ngoài miền Trung và miền Bắc.

Theo Soha