Chuyện tình cay đắng của ‘bà tổ’ cải lương Phùng Há với Bạch công tử

0
1178

Sinh thời, NSND Phùng Há vẫn thường tự hào về người chồng thứ 2 của mình, Bạch công tử. Bà cũng thường nhắc đến Hắc công tử, tức công tử Bạc Liêu.

Tác giả bài viết đã có một thời gian dài gần bên với nữ nghệ sĩ tiên phong, trứ danh về tài, đức, nhan sắc của của nền nghệ thuật cải lương Nam Bộ – Nghệ sĩ nhân dân Phùng Há. Trong những năm cuối đời, dù đã gần 100 tuổi, bà vẫn giữ được cho mình một tâm trí minh mẫn, tự tắm rửa, ăn uống, đi lại…

Những buổi trưa, ngồi trong khuôn viên Chùa Nghệ sĩ TP.HCM, bà đã kể cho người viết nghe về thời vàng son rực rỡ của mình, trong đó có những người đã đi vào huyền thoại. Trong phạm vi bài viết này, tôi xin dành trọn để nói đến 2 nhân vật giàu sang, phú quý, ăn chơi đình đám một thời là Bạch công tử (tức “cậu tư” Lê Công Phước, còn thường gọi George Phước) và Hắc công tử (hay công tử Bạc Liêu, tức ông Trần Trinh Huy). Về sự giàu có của công tử này, tôi thấy không cần thiết nhắc lại, chỉ nhắc đến những câu chuyện đã được nghe từ NSND Phùng Há.


Cố NSND Phùng Há thời xuân sắc. Ảnh tư liệu của gia đình cố NSND Phùng Há.

Cũng xin nói rõ: Bạch công tử là người chồng thứ hai của của NSND Phùng Há, sau cuộc hôn nhân không hạnh phúc với soạn giả Tư Chơi (tức Huỳnh Thủ Trung) và có một con gái là Bửu Chánh với người soạn giả tài hoa này.

Trong hồi ký của của NSND Phùng Há mà tôi là người chấp bút, theo lời kể lại của bà (tôi đã đọc lại cho bà nghe và có xác nhận của ông Bầu Xuân – cựu trưởng đoàn Dạ Lý Hương, người gần gũi, lo lắng cho bà như một người mẹ trong những ngày cuối đời), có chương kể về Bạch công tử. Trong bài mở đầu về hai vị công tử nổi tiếng trong dân gjan này, Giaoduc.net.vn xin trích đăng như sau:

Mối tình đầu đời tan vỡ chóng vánh, tôi định ở vậy suốt đời, lấy nghệ thuật làm vui. Tới khi má tôi mất, tôi mới thật sự thấm thía nỗi cô độc của mình. Hồi má còn sống, má chăm sóc con gái tôi, tôi mới có thể đi hát được. Bây giờ má mất rồi, Bửu Chánh còn quá nhỏ, tôi thấy không tiện lo cho con chu toàn được nên đành phải gửi cho chị Liên Hảo đang buôn bán ở Nam Vang (một cách gọi tên thủ đô Phnom Penh của Campuchia) nuôi giùm. Nhiều đêm sau những vai diễn hào nhoáng trên sân khấu, về nằm một mình trên chiếc ghe chài, nghe sóng vỗ vào mạn ghe oàm oạp, suy nghĩ về đời mình, tôi thấy sao gian truân quá…

Cơ duyên với Bạch công tử

Đang buồn vì má mất, lại phải xa con gái mới 6 tuổi, cơ duyên lại đưa đẩy tôi gặp “cậu Tư” George Phước, người mà thiên hạ đồn đại, thêu dệt bao nhiêu chuyện ly kỳ về mỹ danh Bạch công tử. Lúc này tôi đã rời gánh Tái Đồng Ban, về đầu quân cho gánh thầy Năm Tú.

Cậu Tư Phước tên thật là Lê Công Phước, sinh năm 1895, là con trai cưng của ông đốc phủ sứ Mỹ Tho – Lê Công Sủng, người giàu có nhất nhì ở Nam Kỳ lúc bấy giờ, sở hữu trong tay nhiều ruộng đất bạt ngàn, cò bay thẳng cánh. Sỡ dĩ cậu Tư được thiên hạ gọi là Bạch công tử bởi cậu có nước da trắng trẻo, thư sinh, khác với cậu Ba Huy ở Bạc Liêu, người có nước da ngăm đen, cũng nổi danh giàu có và ăn chơi, thiên hạ quen gọi là công tử Bạc Liêu hay Hắc công tử.

Cố NSND Phùng Há và con gái Bửu Chánh (đã mất) và cháu ngoại LiLi (Hiện đang sống ở Canada). Ảnh tư liệu của gia đình cố NSND Phùng Há.

Cậu Tư rất mê coi hát, hễ có tuồng nào hay là cậu tự lái xe đi coi. Tôi nhớ rất rõ lần đầu tiên gặp cậu. Hôm ấy, gánh Thầy Năm Tú lên Sài Gòn diễn tại rạp Modern Cinema, số 212 đường d’Espagne với vở tuồng Mạnh Lệ Quân thoát hài. Tôi sắm vai Mạnh Lệ Quân trong vở tuồng ấy. Khi vãn tuồng, tôi bước ra cửa, định lên xe ngựa về thì đã thấy cậu Tư chờ sẵn. Cậu Tư mặc một bộ đồ veston trắng, tướng mạo rất lịch thiệp.

Thời đó, đồ veston chỉ dành cho giới thượng lưu, nhưng cũng ít ai mặc lắm. Dù nghe danh cậu lâu rồi, hôm gặp cậu, tôi hơi bất ngờ khi cậu đưa tay cho tôi bắt, bởi thời đó, việc bắt tay xã giao còn rất xa lạ.

Từ bữa đó, tôi hát ở đâu, cậu đều lái chiếc Fiat-sport tới coi, khi thì ở Mỹ Tho, Sài Gòn hay Sa Đéc. Có hôm vãn tuồng, cậu chở tôi về, hay đi ăn tối. Có cậu Tư, tôi thấy mình đỡ buồn hơn. Cậu rất chân thành và thẳng thắn, nhất là rất tôn trọng tôi. Kể từ lúc quen tôi, cậu không còn chú tâm đến cô gái nào nữa. Tôi rất bất ngờ, vì biết cậu là một người hào hoa và ong bướm.

Cố NSND Phùng Há trong một lần được gặp Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh. Ảnh tư liệu của gia đình cố NSND Phùng Há.

Sau thời gian dài tìm hiểu, thấy tấm lòng của cậu đối với mình, tôi nghĩ cậu có thể san sẻ được với tôi những khó khăn, trong lúc tôi đang rất cô độc, tôi đã bằng lòng trao cuộc đời mình cho cậu. Tôi cũng nói thêm điều này, sở dĩ tôi xưng hô là “cậu” mà không phải bằng “anh”, bởi tôi quen miệng ngay từ lúc mới gặp cậu và cũng cảm thấy cách xưng hô như vậy thân mật hơn, nên sau này thành vợ chồng rồi, tôi vẫn không sửa.

Cậu ngỏ ý với tôi, muốn lập cho tôi một gánh hát, để tôi vừa làm chủ, vừa hát. Dù biết tính cậu hào phóng, từng nghe chuyện cậu đốt tiền nấu chè, thi thố cùng công tử Bạc Liêu, coi tiền như giấy, nhưng để lập một gánh hát cũng đâu phải ít tiền?

Mua hột xoàn kiểu… Bạch công tử

Khi tôi vừa về làm vợ cậu, cậu biểu tôi nghỉ hát ở gánh thầy Năm Tú. Lúc này hợp đồng tôi ký cho thầy Năm Tú chưa mãn, nếu ra đi sớm trước giao kèo, sẽ phải đền bồi. Cậu Tư nói tôi đừng lo, để cậu liệu tính.  Mọi việc xong xuôi, tôi có hỏi cậu việc giao kèo bao nhiêu, cậu không bao giờ thổ lộ nhưng tôi có nghe phong phanh, cậu đã đền bồi cho thầy Năm gần 100 mẫu ruộng.

Ngày tôi rời gánh thầy Năm, cậu Tư không cho tôi mang theo bất kỳ một món gì, kể cả tư trang, cậu hứa sẽ sắm lại cho tôi hết. Vừa về đến nhà, cậu cho thợ may, đo ni, mua lụa may cho tôi 20 bộ đồ mới. Tiếp theo cậu dẫn tôi đến một lò thợ bạc danh tiếng ở Mỹ Tho, biểu tôi chọn nữ trang. Cậu có cách chọn mua nữ trang rất kỳ lạ, không hổ danh Bạch công tử như lời đồn đại. Tôi nhớ, tôi đang ngồi chọn hột xoàn, coi hột nào đẹp tôi mới lấy, thì cậu bước tới, hốt cả bụm tay, đưa cho chủ lò, biểu là đếm bao nhiêu hột rồi tính tiền. Tôi hết sức sửng sốt, nói là mua như vậy sợ gặp hột không vừa ý.  Cậu nói: “Không sao, nếu không vừa lòng thì bỏ đi, chứ ngồi tỉ mẫn từng hột, mất thời gian quá”.
Vai diễn giả trai Lữ Bố để đời của NSND Phùng Há trong vở Lữ Bố hí Điêu Thuyền. Ảnh tư liệu của gia đình cố NSND Phùng Há.

Đúng như lời hứa, cậu lập cho tôi một gánh hát, đặt tên là gánh Huỳnh Kỳ. Thời đó, những gánh hát nhỏ, đi hát từ tỉnh này sang tỉnh khác, thường vận chuyển bằng xe bò, xe ngựa. Chỉ có những gánh lớn mới có tiền sắm ghe chài.  Cậu Tư chịu chơi, mua lại một ghe chài lớn như cái nhà của ông đốc phủ Mầu. Mới đầu ông phủ Mầu không chịu bán, bởi ông giàu nứt đố, đổ vách, không cần tiền. Cậu Tư quyết mua cho bằng được nên ra giá ngất ngưởng, riết ông Mầu cũng lung lay, chịu bán.

Mua ghe chài xong, cậu Tư cho trang hoàng lại, như một tòa lâu đài nổi trên sông, với đầy đủ tiện nghi để cậu và tôi ở. Trước mũi ghe, cậu chơi ngông, cắm hai lá cờ tam sắc của chính quyền Pháp (xâm lược, đô hộ), nhỏ xíu bên lá hai lá cờ vàng rất lớn là biểu tượng của gánh Huỳnh Kỳ. Việc này bị chính quyền thời đó làm khó dễ nhiều lần, nhưng cậu không chịu sửa mà vung tiền ra lo lót nên mọi thứ đều êm xuôi, trót lọt. Ngoài ra, cậu Tư còn sắm thêm 3 chiếc ghe chài nhỏ để vận chuyển đạo cụ, đồng thời là chỗ tá túc của anh em hậu đài.

NSND Phùng Há và tác giả. Ảnh chụp năm 2002.

Mỗi khi gánh Huỳnh Kỳ đi tới đâu, dọc hai bờ sông, dân địa phương túa ra coi nườm nượp. Những vở tuồng như: Giọt máu chung tình, Người đàn bà không tên, Sơn hà xã tắc, Kim tinh nương… lần lượt xuất hiện, mỗi khi công diễn đều đông nghẹt khán giả.

Tôi làm đào chánh trong gánh, chỉ biết say sưa với những vai tuồng, hoàn toàn cống hiến tâm trí cho nghệ thuật nên mọi việc đều để cậu Tư lo liệu. Tánh cậu Tư phóng khoáng, không quan tâm đến chuyện tiền bạc nên hàng đêm lời, lỗ thế nào, cậu ít để ý mà phó hết cho người quản lý. Vé bán được không nói gì, còn không bán được, thiếu tiền trả cho anh em, cậu Tư về Mỹ Tho, bán đất, lấy tiền lấp vô.

Cách bán đất của cậu Tư cũng không giống ai, không bao giờ đo diện tích bao nhiêu mà bán theo “mớ”, rồi làm giấy tờ sau. Người mua chỉ cần mang tiền đến chung đủ, rồi cậu chỉ tay vào phần đất nào đó. Nếu người mua cảm thấy bị thiệt thòi, nói với cậu, cậu sẽ chỉ thêm một “mớ” nữa. Thông thường, người mua rất lời, vì mua được miếng đất rộng gấp bốn, năm lần số tiền phải bỏ ra

George Phước cho xây dựng rạp hát cùng với tên Huỳnh Kỳ ngay bên cạnh ngôi nhà của ông tại Mỹ Tho để làm nơi gánh hát biểu diễn thường xuyên. Đến khi George Phước sạt nghiệp thì cả ngôi nhà và rạp hát đều bán lại cho ông Lê Ngọc Chiếu, một người giàu có ở vùng Chợ Gạo và rạp hát sau đó được đổi tên thành rạp Lê Ngọc.

Khoảng năm 1963, ông Chiếu bán lại rạp hát cho người khác và đổi tên thành rạp Viễn Trường, đến thập niên 1980 lại được đổi tên thành rạp Mỹ Tho. Rạp hát hiện vẫn còn trên đường Đinh Bộ Lĩnh, thành phố Mỹ Tho. Còn ngôi nhà sau năm 1975 được sử dụng làm trụ sở UBND phường 3, hiện nay là trụ sở Phòng Văn hóa Thông tin và Thể thao thành phố Mỹ Tho.

Có thể nói, Bạch Công tử đã tiêu tốn rất nhiều tiền vì sự nghiệp theo đuổi bộ môn nghệ thuật cải lương mà ông yêu thích. Thời đó những gánh hát khác đều đi bằng ghe chèo thì Bạch Công tử lại sắm một lúc đến 3 chiếc ghe có gắn máy dùng để chở đào kép đi lưu diễn và được trang bị như là du thuyền.

NSND Phùng Há và mối tình với Bạch Công tử khét tiếng một thờiDi tích nhà ở ngày xưa của Bạch Công tử

Theo mô tả thì chiếc đi đầu chở Bạch Công tử và Phùng Há, có lầu, phía trước có cột cờ và treo cờ vàng, biểu tượng của gánh Huỳnh Kỳ. Đào kép thì đi trên chiếc ghe thứ hai, được ngăn thành nhiều phòng, nhiều ô cửa sổ, có bếp ăn, chỗ vệ sinh… Chiếc thứ ba thì chở thầy đờn, nhân viên phục vụ và cả một đội bóng.

Mỗi khi gánh hát đi tới đâu, Bạch Công tử cho đào kép lên bờ đứng xếp hàng và bắt tay xã giao với chính quyền sở tại. Sau đó thì hát bản nhạc Đoàn ca, cờ vàng được kéo lên và Bạch Công tử làm vài nghi thức trịnh trọng.

Sau đó, trong lúc đào kép lo chuẩn bị cho đêm diễn thì đội bóng thi đấu giao hữu với đội bóng của địa phương, với mục đích thu hút khán giả tối đi xem hát. Và cho dù thắng hay thua, đội bạn cũng được chiêu đãi và mời xem hát. Nhờ lưu diễn bằng ghe nên thời đó dù ở những vùng chợ quê xa xôi như Vĩnh Kim, Ba Dừa, Cái Thia… đều có gánh hát tới. Được biết trong hồi ký của nghệ sĩ Ba Vân cũng có nhắc tới việc này. Ông xem Bạch Công tử như là người ơn, vì đã có công đóng góp, tạo điều kiện cho sân khấu cải lương phát triển.

Vở tuồng ăn khách nhất của gánh Huỳnh Kỳ là Giọt máu chung tình, do Năm Thiên đóng vai Võ Đông Sơ và Phùng Há vai Bạch Thu Hà. Mỗi lần gánh hát dời đi nơi khác, Bạch Công tử lại cho kéo cờ vàng, đốt pháo và rút súng lục ra bắn. Khán giả thì đứng chen trên bờ vẫy tay chào. Không chỉ để lại dấu ấn trong lòng người dân miền sông nước, gánh Huỳnh Kỳ của Bạch Công tử còn thu hút được khán giả Sài Gòn.

Trong hồi ký Nổi trôi trong ánh đèn màu, nghệ sĩ Bảy Nhiêu đã viết: “Đến 3 giờ chiều thì vé các hạng của gánh Huỳnh Kỳ đều hết. Nhiều người thất vọng đón buổi tối để mua cho được vé đêm mai”. Đến năm 1930, do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, đời sống người dân hết sức khó khăn, nhiều gánh cải lương buộc phải giải tán, trong đó có gánh Huỳnh Kỳ. Khoảng 5 năm sau, Bạch Công tử cho tái lập lại nhưng không gây được tiếng vang. Vì vậy ông cho giải thể, chấm dứt sự nghiệp theo cải lương.

Lúc còn hưng thịnh, Bạch công tử từng tuyên bố ông sẽ không bao giờ nhờ vả người khác. Nếu có sạt nghiệp thì ông sẽ lái xe hơi ra Vũng Tàu và chạy thẳng xuống biển để kết liễu cuộc đời. Nhiều người cho rằng gọi là “ăn chơi” nhưng thực ra Bạch Công tử cũng chỉ lo cho gánh hát. Mặc dù vậy ông cùng với Công tử Bạc Liêu để lại khá nhiều giai thoại. Và trong giai đoạn đó, những người như Bạch Công tử, như thầy Năm Tú (người nhập cảng linh kiện từ Pháp về tổ chức lắp ráp và kinh doanh máy hát đĩa thời đó) đã có công trong việc phát triển cải lương ở Nam bộ. Vương Hồng Sển, trong hồi ký 50 năm mê hát của mình cũng viết: “Tôi có nhiều cảm tình riêng đối với Cậu Tư”. Cải lương thất bại cũng là một trong những nguyên nhân chính đưa ông đến bờ vực phá sản.

NSND Phùng Há và mối tình với Bạch Công tử khét tiếng một thời

Cuối đời, sau khi chia tay với Phùng Há, Bạch công từ ngày càng lún sâu vào “làn khói trắng”. Tài sản lần lượt bán hết, người ta thấy ông lang thang ở vườn Ông Thượng (nay là Tao Đàn, Thành phố Hồ Chí Minh). Mặc cho cơn thèm “trắng” và đói khát hành hạ, ông không hề ngửa tay xin xỏ hay nhờ vả ai. Ông mất vào năm 1950.

Thương nhớ người cũ, sau khi đã thành danh, nữ nghệ sĩ Phùng Há nhớ lại những người từng là ân nhân trước đây như thầy tuồng, đạo diễn, bà đã bỏ tiền ra xây mồ mả cho nhiều người. Trong đó có việc cải táng mộ Đốc phủ Lê Công Sủng và 2 người con của bà với Bạch Công tử đưa về Sài Gòn. Riêng mộ Bạch Công tử thì vẫn còn tại Chợ Gạo.

NSND Phùng Há và mối tình với Bạch Công tử khét tiếng một thời

Ông Phước đã sống một đời lừng lẫy và nên duyên với một trong những nghệ sĩ được xem như vị tổ của môn nghệ thuật cải lương Việt Nam, chính danh tiếng của ông cũng giúp cho cải lương truyền thống trở nên phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết trong các thời kỳ xưa cũ. Không thể phủ nhận được những công lao mà ông đã đóng góp, Bạch Công tử vẫn phong lưu cho đến tận những ngày cuối đời.

Nguồn: cailuongviet

Nghệ sĩ Kim Phương : Nỗi đau khôn nguôi mất con, mất chồng vào đúng ngày đặc biệt

Nghệ sĩ Kim Phương từng phải trải qua cuộc sống đầy đ𝚊𝚞 đớn đằng sau sự tỏa sáng trên sân khấu mà người người ngưỡng mộ.

Quen thuộc trên phim nhưng là người nghệ sĩ cải lương đa tài

Xuất hiện nhiều trên tivi thông qua những bộ phim truyền hình nhưng chẳng mấy ai biết Kim Phương là một nghệ sĩ cải lương chính hiệu. Với hơn 50 năm gắn bó, cống hiến cho làng nghệ thuật cải lương, nghệ sĩ Kim Phương là một trong những gương mặt tên tuổi thập niên 1970-1980. Bên cạnh những nghệ sĩ nổi tiếng như Thanh Sang, Bạch Tuyết… bà từng là đào chính của các gánh hát một thời.

Hình ảnh cách đây hơn 20 năm của nghệ sĩ Kim Phương và NSND Ngọc Giàu.

Tỏa sáng trên sân khấu, bà còn làm đạo diễn nhiều vở cải lương. Ngoài ra, bà còn tham gia vào lĩnh vực phim truyền hình. Những nhân vật nổi bật được khán giả nhớ đến của nghệ sĩ Kim Phương từng đảm nhận có thể kể đến như vai như má Ba trong phim Cổng mặt trời, bà cả Kim của phim Lỗi tại tôi và hàng chục vai diễn bà mẹ.

Nghệ sĩ Kim Phượng lúc còn hoạt động tích cực trong nghề.

Vào những vai khó tính, cay nghiệt nhưng ngoài đời nghệ sĩ Kim Phương lại khác hẳn. “Ngoài làm diễn viên, tôi cũng có làm đạo diễn, Tôi hay la chửi trên phim trường để các em không bị áp lực, nhưng chưa bao giờ la lớn hay đánh con ở nhà”.

Nhận tin 𝙼ấ𝚝 𝚌𝚘𝚗, 𝚖ấ𝚝 𝚌𝚑ồ𝚗𝚐 vào đúng ngày đặc biệt

Thế nhưng ít ai biết rằng, phía sau ánh hào quang sân khấu, Kim Phương còn có câu chuyện đời buồn, đẫm nước mắt. Gia đình nữ nghệ sĩ từng sống dựa vào các đoàn hát, đi lưu diễn khắp nơi cách đây hơn 40 năm. Người nghệ sĩ ấy nhận nỗi đau đầu tiên trong cuộc đời khi chỉ còn 2 tháng nữa là Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước thì con trai thứ hai mới hơn 3 tuổi của bà 𝚖ấ𝚝 vì bệnh. Đắng cay hơn là cậu mất vào đúng mùng một Tết Nguyên đán, khi Kim Phương đang biểu diễn trên sân khấu ở Bình Thuận.

Mỗi khi kể nỗi đau 𝚖ấ𝚝 chồng con, diễn viên Kim Phương không khỏi rớt nước mắt.

Và ít ai biết, nghệ sĩ Kim Phương đã nuốt nước mắt vào trong, hoàn thành trọn vẹn vai diễn: “Trước giải phóng thì không diễn ban đêm, chỉ có diễn ban ngày. Khi con 𝚖ấ𝚝 có một nỗi đau là khán giả vô rần rần, đoàn đang hát, cô đóng vai cá tính, đánh võ, hài, cô không dám khóc. Cô quấn khăn ôm con, giống như đang ôm con, ru con ngủ, cùng với mẹ của Hữu Châu, hai chị em ẵm cháu đem đi chôn”.

Để hoàn thành chương trình phục vụ khán giả dịp Tết, lúc đó nữ nghệ sĩ phải nuốt nước mắt, tiếp tục khóc cười với vai diễn trên sân khấu. Chồng Kim Phương khi ấy phải thay vợ quán xuyến tất cả mọi việc, vội xin đất ở một ngôi chùa để lo hậu sự cho con. Theo Kim Phượng, một người nghệ sĩ phải thực sự tôn trọng khán giả, tôn trọng nghề nghiệp thì mới làm nghề được. Vì vậy dù rất đớn đau trong lòng nhưng bà vẫn nghiêm túc đứng trên sân khấu.

“Khi con 𝚖ấ𝚝 có một nỗi đau là khán giả vô rần rần, đoàn đang hát, cô đóng vai cá tính, đánh võ, hài, cô không dám khóc”, nghệ sĩ Kim Phương từng xúc động nói trên truyền hình.

Được biết ngôi chùa xưa chôn con của Kim Phương giờ không còn, mảnh đất cũng bị san bằng sau thời gian chiến tranh, vật đổi sao dời. Vẫn chưa tìm ra được mộ của con trai mình ở đâu, bà nghẹn ngào chia sẻ: “Đây là nỗi đau lớn nhất cuộc đời tôi”.

“Cháu 𝚖ấ𝚝 vào sáng Mùng 1 Tết nên mọi người kiêng cữ dữ lắm” – bà chua xót nói thêm. Một thời gian sau, thấy khó có thể chia sẻ với ai, Kim Phương đành chôn chặt nỗi đau 𝚖ấ𝚝 con trong lòng suốt nhiều năm, kể cả với 3 người con trai còn lại của bà.

Nghệ sĩ Kim Phượng và con trai út Tống Hạo Nhiên.

Tưởng như không thể còn nỗi buồn nào khác trớ trêu hơn thế thì 22 năm sau, sự tang tóc lại một lần nữa ập đến với Kim Phương. Khi đang quay hình chương trình Hát cùng Mẹ yêu số Tết Nguyên Đán với con út Tống Hạo Nhiên thì bà nghe tin chồng 𝚖ấ𝚝.

Hai mẹ con cố gắng phục vụ khán giả rồi về gặp mặt cha lần cuối, thậm chí trước đó diễn viên Kim Phương còn không muốn cho con trai biết nhưng ngờ đâu anh đã nhận được tin rồi. “Trải qua hai nỗi đau, tôi nghĩ đã bước chân vô nghề này là phải lường trước những điều đó xảy ra. Đam mê nghề sẽ giúp mình vượt qua hết”. Nhiều người không khỏi xúc động khi nghe những chia sẻ của nữ diễn viên.

Nỗi đau mất chồng chưa kịp nguôi thì đến đầu năm 2017, mẹ ruột lại nhập viện phẫu thuật đặt van tim. Bệnh cao huyết áp lại tái phát khiến bản thân nữ nghệ sĩ đau khổ khôn nguôi. Về phía các con trai của Kim Phương, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên họ không theo học đại học mà phải vào đời tự lập từ rất sớm. Nhưng thật may đến nay, họ đều có cuộc sống ổn định.

Tống Hạo Nhiên lúc nhỏ bên mẹ.

Với cường độ làm việc dày đặc, Kim Phương từng bị ngất xỉu trên sàn tập.

Có lẽ vì cuộc sống có những bước ngoặt tinh thần nên Kim Phương là người kiệm lời. Thế nhưng trước công chúng, bà luôn là một nghệ sĩ giàu năng lượng, tươi vui. Tất cả những điều đó đã khiến khán giản càng thêm khâm phục nữ nghệ sĩ này.

Nguồn: phunuvietnam.vn